Loading....

Latest Posts

Việt Nam sẽ mở rộng danh sách miễn thị thực một số quốc gia
Tổng cục du lịch Việt Nam vừa có đề án gửi chính phủ về việc miễn thị thực (visa) cho khách du lịch của nhữg quốc gia nằm trong danh sách “thị trường du lịch” tiềm năng của Việt Nam. Danh sách đó bao gồm một vài quốc gia Tây Âu, Canada, Úc, New Zealand, Ân độ,…

Theo số liệu thống kê của tổng cục du lịch Việt Nam, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam có mức chi tiêu bình quân 1.200 – 2.500 USD tùy từng thị trường khách và loại hình du lịch

Vì vậy theo các chuyên gia du lịch, việc không thu phí xin thị thực sẽ tạo thêm nguồn thu cho cả xã hội rất lớn và tạo thêm cơ hội việc làm cho người dân Việt Nam

Thông tin một số quốc gia nằm trong danh sách miễn thị thực của Việt Nam:

Việt Nam hiện đang miễn thị thực trong thời hạn 30 ngày cho khách du lịch đến từ các nước ASEAN (trừ Brunei thời hạn 14 ngày) và 15 ngày đối với khách du lịch đến từ các nước Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển, Nhật Bản, Hàn Quốc và Nga


Số liệu tham khảo từ các cơ quan xúc tiến du lịch của Thái Lan, Singapore, Malaysia tại VN cho thấy danh sách du khách đến từ các quốc gia được miễn visa ngày càng dài ra.

Thái Lan hiện miễn visa cho 61 quốc gia và vùng lãnh thổ (miễn đơn phương 49 quốc gia, vùng lãnh thổ).

Malaysia miễn áp dụng visa cho du khách đến từ 155 quốc gia, vùng lãnh thổ (đơn phương 85 quốc gia, vùng lãnh thổ).

Singapore cũng áp dụng với 165 quốc gia, vùng lãnh thổ (đơn phương 82 quốc gia, vùng lãnh thổ).
Hiểu cho đúng về thị thực việt nam cấp tại sân bay
Thị thực được cấp tại sân bay (tiếng anh là “Vietnam Visa On Arrival” viết tắt là “VOA”) là loại thị thực do cục xuất nhập cảnh của Việt Nam ban hành theo định dạng PDF hoặc JPG, du khách khi nhận được mẫu đơn này phải có trách nhiệm in ra trước khi đáp máy bay về Việt Nam. Mẩu giấy thị thực được cấp tại sân bay không phải là một bộ hồ sơ hoàn chỉnh nhưng nó là một loại hồ sơ cần thiết để đóng dấu thị thực tại sân bay của Việt Nam. Loại hình thị thực cấp tại sân bay này ra đời nhằm mục đích tiết kiệm thời gian cho các du khách muốn đến Việt Nam công tác hay du lịch mà đại sứ quán của Việt Nam tại các nước đó không có hoặc quá xa nơi ở của khách nước ngoài

Vậy thủ tục cho việc thị thực cấp tại sân bay diễn ra như thế nào ?
Thủ tục này gồm 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Trước khi đáp máy bay đến Việt Nam
Rất may mắn cho du khách là giai đoạn này các bạn có thể làm việc trực tuyến 100%. Truy cập vào website vietnamvisarush.org và dành vài phút để điền vào mẫu đơn có sẵn trên website (bao gồm thông tin về chuyến bay, số lượng đơn thị thực mà bạn muốn xin, loại hình thị thực mà bạn cần như thị thực thường hay thị thực khẩn,…), tiếp theo là tiến hành thanh toán (bằng thẻ visa hay bất cứ thẻ nào mà bạn có phù hợp với loại thẻ mà website yêu cầu). Trong vòng 2 ngày làm việc,  thư chấp thuận thị thực sẽ gửi đến hộp thư của bạn, thời gian tính từ lúc bạn đã thanh toán chi phí
Một lưu ý quan trọng, nếu bạn không xin được thư chấp thuận thị thực đến Việt Nam, bạn sẽ không thể đáp máy bay vào Việt Nam. Vào dịp cuối tuần hay dịp lễ của nước Việt Nam, chi phí để có được thư chấp thuận thị thực vào Việt Nam cao hơn rất nhiều

Giai đoạn 2: Đến sân bay Việt Nam
Khi đến sân bay Việt Nam, thư xin thị thực của bạn phải được đóng dấu mới chính thức hợp lệ
_ Điền vào mẫu đơn xuất nhập cảnh tại sân bay Việt Nam
_ Xuất trình hộ chiếu, 2 ảnh hộ chiếu cỡ 3x4 cm, thư chấp thuận thị thực (đã được in ra từ hộp thư của bạn) và nộp lệ phí đóng dấu bằng tiền mặt (USD hoặc VND) cho nhân viên xuất nhập cảnh Việt Nam
_ Đóng dấu xác nhận thị thực vào hộ chiếu tại bàn xuất nhập cảnh

Như vậy, toàn bộ quy trình xác nhận thị thực vào Việt Nam tại sân bay đã hoàn tất, bạn đã có thể rong ruổi khắp đất nước Việt Nam mà không phải lo lắng về bất cứ điều gì về thủ tục xuất nhập cảnh. Lưu ý, thời hạn tối đa cho thị thực chỉ có 90 ngày, sau đó bạn phải tiến hành gia hạn hoặc trở về nước. Nếu bạn còn điều gì không rõ về các thủ tục trên, có thể tham khảo thêm bài viết Hướng dẫn xin thị thực vào Việt Nam dành cho khách nước ngoài tại đây
Sống sót khi mất giấy tờ ở nước ngoài
Nếu trong chuyến ra nước ngoài của bạn, bạn đi cùng người thân, bạn bè hay đồng nghiệp thì bạn không cần phải lo lắng về việc giấy tờ “không cánh mà bay”. Vì đơn giản, những người thân xung quanh bạn sẽ giúp đỡ bạn về tiền mặt cũng như chứng minh thân phận của bạn tại các cơ quan xuất nhập cảnh. Vậy nếu lỡ như bạn cô đơn nơi đất khách quê người khi mà trong mình không một tấm giấy xác nhận thân phận và tệ hại hơn là không một đồng xu dính túi thì thế nào? Những điều sau đây sẽ giúp bạn “sống sót” trong trường hợp tồi tệ nhất

Trước tiên, chúng tôi sẽ mách cho bạn một vài tuyệt chiêu đảm bảo giấy tờ của bạn sẽ không bao giờ biến mất, dù chúng có biến mất, bạn cũng không cần phải quá lo lắng về điều đó. Vậy tuyệt chiêu đó như thế nào ?

Sao chép lại toàn bộ giấy tờ của bạn, từ hộ chiếu, giấy xin thị thực, chứng minh thư,….thành 2 bản. Một bản bạn có thể cầm theo dự phòng, bản còn lại hãy lưu giữ chúng trong email của bạn. Cho dù bạn có mất hết tất cả thì những gì trong hộp mail của bạn vẫn còn, bạn chỉ nhẹ nhàng mở chúng ra và khai báo với các cơ quan xuất nhập cảnh tại địa phương rồi lên máy bay về nước


Không nên lúc nào cũng đem những giấy tờ quan trọng bên mình, một chuyên gia gợi ý rằng, mua một túi đựng hồ sơ và…đeo chúng trên cổ của bạn, ý kiến này không tồi nhưng khá mất thẩm mỹ.  Đừng bao giờ đem giấy tờ khi đi dạo phố, hãy cứ bỏ chúng trong khách sạn, vì như thế sẽ an toàn hơn. Lưu ý, bản photo giấy tờ của bạn luôn để trong khách sạn và nhớ kèm theo một ít tiền, vì nếu lỡ như bạn bị kẻ gian trộm mất thì ít nhất bạn còn tiền dự phòng

Trong trường hợp bạn không làm theo những lời khuyên trên và bạn mất tất cả từ giấy tờ đến tiền bạc mà xung quanh không một ai để nhờ cậy thì thế nào ? Đừng lo lắng, hãy theo dõi tiếp bài viết bạn sẽ “hồi sinh” ngay cả khi tuyệt vọng nhất

Hãy gõ cửa những tổ chức địa phương chuyên giúp đỡ khách du lịch. Yên tâm, trên thế giới, những tổ chức này có rất nhiều, còn ở Việt Nam hãy đến ngay chính quyền địa phương để nhờ giúp đỡ vì trên thực tế, chúng tôi không biết ở Việt Nam có tổ chức chuyên giúp khách du lịch hay không. Những tổ chức này sẽ hỗ trợ cho bạn từ ăn uống, đi lại đến chỗ ở . Nếu cần dùng internet hay wifi hãy đến các khu công cộng như quán café hay các khách sạn lớn, bạn sẽ chỉ dùng được 15p để liên hệ với người thân

Một cách khác chính là hãy tìm đến các hội sinh viên Việt Nam ngay tại quốc gia mà bạn đến để nhờ giúp đỡ. Ít nhất bạn sẽ được hướng dẫn để làm những gì tiếp theo bằng tiếng việt. Yên tâm vì cùng là người Việt nên việc ăn uống và chỗ ở sẽ không thành vấn đề

Điều cuối cùng, khi ra nước ngoài, quan trọng nhất gồm 2 thứ, tiền bạc và giấy tờ. Vì thế hãy cẩn thận tối đa và đừng quên rằng, mất hết giấy tờ và tiền bạc khi 1 mình ở nước ngoài không phải là mất tất cả, hãy xem điều đó như một trải nghiệm thú vị cho chuyến đi của bạn
Việt kiều có thể xin miễn thị thực ở đâu ?
Căn cứ theo luật tổ chức chính phủ và pháp lệnh xuất, nhập cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam đã ban hành quy định về việc miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Chi tiết các đối tượng được miễn thị thực bao gồm:
_ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài
_ Người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam
_ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được miễn thị thực nhập cảnh nếu đủ các điều kiện sau:
+ Hộ chiếu có giá trị ít nhất 6 tháng kể từ ngày nhập cảnh
+ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài không có hộ chiếu thì phải có giấy tờ thường trú do nước ngoài cấp còn giá trị ít nhất 6 tháng kể từ ngày nhập cảnh
+ Giấy miễn thị thực do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp
Những đối tượng không được miễn thị thực căn cứ vào những trường hợp sau:
_ Không đủ điều kiện ở trên
_ Giả mạo giấy tờ, cố ý khai sai sự thật khi làm thủ tục xin nhập cảnh
_ Vì lý do phòng, chống dịch bệnh
_ Vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam trong lần nhập cảnh trước
_ Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia, lý do đặc biệt khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an

Vậy giấy xin miễn thị thực được cấp ở đâu ?
Truy cập vào website http://mienthithucvk.mofa.gov.vn sẽ có đầy đủ các mẫu đơn, hướng dẫn điền và quy chế cũng như các bước hoàn thành hồ sơ xin miễn thị thực cho kiều bào ở nước ngoài. Việc miễn thị thực có thể khai báo thông qua website trên sẽ giúp cho kiều bào giảm bớt thời gian đến các đại sứ quán và lãnh sự quán để tìm hiểu thông tin

Hiện nay, giấy miễn thị thực có 2 dạng gồm:
_ Loại dán là giấy miễn thị thực được dán vào hộ chiếu nước ngoài của người Việt định cư ở nước ngoài và người nước ngoài dùng để nhập cảnh vào Việt Nam
_ Loại sổ là giấy miễn thị thực dành cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài chỉ có giấy tờ thường trú do nước ngoài cấp và người sử dụng hộ chiếu của những nước, vùng lãnh thổ mà Việt Nam không có quan hệ ngoại giao

Thời gian cấp giấy miễn thị thực là 7 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Giấy miễn thị thực có giá trị trong thời hạn 5 năm, được sử dụng để xuất nhập cảnh nhiều lần, mỗi lần không quá 90 ngày
Chi phí cho việc cấp giấy miễn thị thực là 20 USD

Xem thêm bài viết hướng dẫn xin thị thực vào Việt Nam dành cho khách quốc tế

Phí xin thị thực cho khách nước ngoài và việt kiều
Mức phí cho việc thị thực áp dụng cho khách nước ngoài và người Việt định cư tại nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam. Lưu ý, mức phí này chỉ là mức phí thị thực thông thường, thời gian chờ đợi xin thị thực trong 7 ngày làm việc. Chi phí không áp dụng cho trường hợp thị thực khẩn (nếu khách có nhu cầu thị thực khẩn, vui lòng tham khảo thêm bằng cách click vào các liên kết trong bài viết). Phí được tính bằng đơn vị USD. Chi tiết như sau:

_ Phí cấp thị thực giá trị 1 lần là 25 USD
_ Phí cấp thị thực có giá trị nhiều lần chia làm 2 trường hợp:
            + Dưới 6 tháng là 50 USD
            + Từ 6 tháng trở lên là 100 USD

_ Phí chuyển đổi thị thực từ 1 lần thành nhiều lần và trong thời hạn thị thực gốc có giá trị dưới 6 tháng là 25 USD còn trên 6 tháng là 75 USD
_ Phí chuyển đổi thị thực từ 1 lần thành nhiều lần trong trường hợp vượt quá thời hạn thị thực gốc có giá trị dưới 6 tháng là 50 USD và trên 6 tháng là 100 USD

_ Nếu chuyển ngang giá trị thị thực, tạm trú từ hộ chiếu cũ đã quá hạn sử dụng sang hộ chiếu mới là 10 USD
_ Sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung nội dung đã ghi trong thị thực là 10 USD
_ Cấp giấy phép thăm quan, du lịch Việt Nam (theo qui chế quản lý người nước ngoài quá cảnh vào Việt Nam tham quan, du lịch). Chi phí này dao động nên chúng tôi không đề cập trong đây. Các bạn có thể liên hệ với dịch vụ xin thị thực khẩn để được thông báo chi phí mới nhất

_ Lưu ý:
+ Mức phí trên có thể thay đổi khi bạn đang theo dõi bài viết này vì thế vui lòng liên hệ chúng tôi để có mức phí chính xác nhất
+ Đối với trường hợp bị mất, hư hỏng các giấy tờ nêu trên phải cấp lại áp dụng mức thu như cấp mới

Trong bài viết, chúng tôi đã đề cập đến chi phí để xin thị thực vào Việt Nam nhưng chưa nói rõ về quy trình xin thị thực vào Việt Nam. Bài viết “Hướng dẫn xin thị thực” là điều mà các bạn cần quan tâm lúc này
Mất hộ chiếu ở nước ngoài phải làm sao ?
Bài viết tham khảo theo sự hướng dẫn của cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam dành cho công dân khi bị mất cắp hay thất lạc giấy thị thực, hộ chiếu,… khi đang ở nước ngoài. Thông tin được cập nhật mới nhất vào năm 2014 nên tính khả thi rất cao

Khi tất cả giấy tờ của bạn bỗng nhiên biến mất khi bạn đang ở đất lạ quê người, điều đầu tiên là bạn cần bình tĩnh, không việc gì phải lo lắng, mọi chuyện không phức tạp như bạn nghĩ. Tiếp theo bạn phải nhanh chóng tìm đến cảnh sát của nước sở tại và liên hệ với cơ quan đại diện ngoại giao Việt nam gần nhất để thông báo cho những nơi này biết tình hình của bạn. Điều này sẽ giúp bạn có rất nhiều lợi ích đó là:
_ Trong trường hợp giấy tờ của bạn bị mất cắp thì cảnh sát địa phương sẽ giúp bạn tìm lại, đồng thời bảo vệ chi tiết nhân thân của bạn
_ Sau khi cơ quan đại diện ngoại giao tại Việt Nam xác minh sẽ được cấp giấy thông hành về nước hoặc hộ chiếu để đi các nước khác

Vậy chính xác thì bạn cần làm gì khi bị mất hộ chiếu ở nước ngoài ? Đây là chi tiết:
_  Download mẫu hộ chiếu tại đây và điền đầy đủ thông tin vào đơn, gửi email về cục lãnh sự quán theo địa chỉ cls.mfa@mofa.gov.vn , kèm theo 2 ảnh cỡ 4x6
_ Nộp kèm theo bản chụp giấy xác nhận báo mất hộ chiếu của cảnh sát nước sở tại
_ Có mặt tại cơ quan đại diện là điều cần thiết
_ Những thông tin mà bạn cung cấp trong đơn sẽ được bộ công an thông báo hủy đến hầu hết các quốc gia trên thế giới (để bảo vệ bạn)
_ Khi hộ chiếu đã được thông báo hủy đồng nghĩa với việc quyển hộ chiếu đó không còn giá trị sử dụng cho dù bạn có tìm lại được quyển hộ chiếu đó, bạn cần phải xin cấp hộ chiếu mới

Thời gian để bạn được xét cấp lại hộ chiếu hoặc giấy thông hành:
_ Nếu bạn còn giữ lại một vài giấy tờ khác chứng minh bạn có quốc tịch Việt Nam như chứng minh nhân nhân, bằng chứng bạn nhập cảnh nước sở tại hợp pháp (vé máy bay, giấy xác nhận thị thực,…) trong vòng 5 ngày bạn sẽ được cấp lại hộ chiếu để tiếp tục chuyến đi hoặc giấy thông hành để về nước
_ Nếu đi theo tour du lịch hoặc nhóm, đoàn công tác, người đi cùng đoàn xuất trình hộ chiếu cá nhân xác nhận thành viên bạn sẽ được cấp giấy thông hành về  nước trong vòng 24 giờ
_ Trường hợp xấu nhất bạn mất tất cả giấy tờ thì cơ quan đại diện sẽ tiến hành xác minh thời gian không quá 5 ngày làm việc, bạn sẽ được xem xét cấp lại hộ chiếu hoặc giấy thông hành
_ Chi phí cho việc cấp lại hộ chiếu hoặc giấy thông hành cơ quan đại diện sẽ thông báo cho bạn

*** Lưu ý trong vòng 48h từ làm mất, hư hỏng hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu, thị thực Việt Nam, thẻ tạm trú, thẻ thường trú mà không khai báo ngay với cơ quan có thẩm quyền sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng
_ Việc mất hộ chiếu chỉ bị phạt khi không khai báo hoặc cố tình không khai báo với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh về việc hộ chiếu bị mất. Tuy nhiên không phải trường hợp nào mà việc mất hộ chiếu cũng bị xử phạt theo quy định nêu trên. Tùy vào từng trường hợp với tính chất và mức độ khác nhau mà Cơ quan xuất nhập cảnh có thể xử phạt hoặc không xử phạt

Thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với công ty dịch vụ thị thực khẩn vietnamvisarush.org để được biết thêm

Địa chỉ của các cơ quan đại diện:
Cục lãnh sự bộ ngoại giao
Địa chỉ: 40 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội;
Điện thoại: +84 4 3799 3125;
Fax: +84 43 823 6928 / +84 43 799 3105;
Email: cls.mfa@mofa.gov.vn

Văn phòng Cục Lãnh sự
Điện thoại: (+84) 4 37993125
Email: cls.mfa@mofa.gov.vn

Phòng Di cư Quốc tế
Điện thoại: (+84) 4 37993256
Email: dcqt-cls@mofa.gov.vn

Phòng Pháp lý Lãnh sự
Điện thoại: + 84 4 37993420
Email: pl-cls@mofa.gov.vn

Phòng Xuất nhập cảnh
Điện thoại: (+84) 4 37993108
Email: xnc-cls@mofa.gov.vn

Phòng Quan hệ Lãnh sự
Điện thoại: (+84) 4 37993118
Email: qhls-cls@mofa.gov.vn

Phòng Lãnh sự ngoài nước
Điện thoại: (+84) 4 37992357
Email: lsnn-cls@mofa.gov.vn

Phòng Hợp pháp hóa Chứng nhận lãnh sự
Điện thoại: (+84) 4 37993416
Email: hph-cls@mofa.gov.vn

Phòng Bảo hộ Công dân và Pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài
Điện thoại: ((+84)) 4 37992364 / (+84) 4 38430470
Email: bhls-cls@mofa.gov.vn

Quỹ Bảo hộ Công dân và Pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài
Điện thoại: (+84) 4 38489064 / (+84) 4 37993135
Email: quybaohocongdan@mofa.gov.vn

Trung tâm tư vấn và Hỗ trợ lãnh sự
Điện thoại: (+84) 4 37993388/2366
Email: tttv-@mofa.gov.vn

Bài viết được lấy thông tin từ website của lãnh sự quán Việt Nam lanhsuvietnam.gov.vn
Giải đáp thắc mắc về thẻ APEC (ABTC)
APEC Business Travel Card viết tắt ABTC là một loại giấy thông hành dành  do các nước và vùng lãnh thổ tham gia chương trình thẻ đi lại của doanh nhân APEC cấp cho doanh nhân của mình để tạo thuận lợi cho việc đi lại thực hiện các hoạt động hợp tác kinh doanh, thương mại, đầu tư, dịch vụ; tham dự các hội nghị, hội thảo và các mục đích kinh tế khác tại các nước và vùng lãnh thổ thuộc APEC tham gia chương trình. Người mang thẻ  ABTC, khi nhập cảnh, xuất cảnh các nước và vùng lãnh thổ có tên ghi trong thẻ thì không cần phải có thị thực của các nước và vùng lãnh thổ đó

17 quốc gia nằm trong chương trình APEC doanh nhân tự do đi lại khi có th3 APEC bao gồm: Australia, Chile, China, Brunei, Hong kong, Taiwan, Peru, Papua New Guinea, Indonesia, Malaysia, Thailand, Philippines, South Korea, Japan, New Zealand, Singapore, Mexico

Đối tượng được cấp thẻ APEC
1/  Doanh nhân Việt Nam đang làm việc tại các doanh nghiệp được thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã và Luật Đầu tư tại Việt Nam có tham gia trực tiếp đến việc thương thảo và ký kết hợp đồng với các đối tác của các nước hoặc vùng lãnh thổ thành viên thuộc APEC đã tham gia chương trình thẻ ABTC gồm:
_ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần, Chủ tịch, Phó Chủ tịch hoặc Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty trách nhiệm hữu hạn; Chủ sở hữu Doanh nghiệp tư nhân;
_ Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Giám đốc;
_ Kế toán trưởng;
_ Giám đốc hoặc Trưởng phòng phụ trách các bộ phận chuyên môn;
_ Phó Giám đốc hoặc Phó Trưởng phòng phụ trách các bộ phận chuyên môn (chỉ áp dụng đối với các doanh nhân làm việc trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu);
_ Người đứng đầu chi nhánh trực thuộc doanh nghiệp (Giám đốc);
_ Chủ nhiệm hợp tác xã và Chủ tịch Ban quản trị hợp tác xã.

2/ Công chức, viên chức là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các Sở, ban, ngành trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố có nhiệm vụ tham dự các cuộc họp, hội nghị, hội thảo và các hoạt động kinh tế khác của APEC

ĐIỀU KIỆN ĐỀ NGHỊ CẤP THẺ APEC (ABTC)
1/ Đối với doanh nhân của các doanh nghiệp:
a. Có hộ chiếu phổ thông còn thời hạn sử dụng ít nhất 03 năm kể từ ngày nộp hồ sơ xét cho phép sử dụng thẻ ABTC.
b. Đang làm việc tại các doanh nghiệp được quy định tại Điều 2 của Quy chế này có các hoạt động hợp tác kinh doanh, thương mại, đầu tư và dịch vụ với các đối tác trong các nền kinh tế thành viên tham gia thẻ ABTC.
c. Làm việc tại các doanh nghiệp được thể hiện bằng hợp đồng lao động, quyết định bổ nhiệm chức vụ và tham gia đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật
d. Là người từ đủ 18 tuổi trở lên và không bị hạn chế hoặc không bị mất năng lực hành vi dân sự.
đ. Là chủ sở hữu, thành viên góp vốn hoặc làm việc theo hợp đồng lao động (có hợp đồng lao động đã giao kết không xác định thời hạn) có thời gian làm việc tại doanh nghiệp trước khi đề nghị cấp thẻ ABTC tối thiểu là 12 tháng.
e. Có nhu cầu thường xuyên với các chuyến đi ngắn hạn tới các nền kinh tế thành viên ABTC để ký kết, thực hiện các cam kết kinh doanh trong khu vực APEC.
g. Làm việc trong doanh nghiệp có doanh thu sản xuất kinh doanh tối thiểu 10 tỉ Việt Nam đồng hoặc có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tối thiểu tương đương 10 tỉ Việt Nam đồng trong năm gần nhất

2/ Đối với công chức, viên chức Nhà nước:
a. Có hộ chiếu phổ thông còn thời hạn sử dụng ít nhất 03 năm kể từ ngày nộp hồ sơ xét cho phép sử dụng thẻ ABTC.
b. Có nhiệm vụ tham dự các cuộc họp, hội nghị, hội thảo và các hoạt động kinh tế khác của APEC theo Quyết định cử cán bộ đi công tác nước ngoài của Ủy ban nhân dân thành phố

Thủ tục và thời gian cấp thẻ APEC (ABTC)
_ Văn bản đề nghị của doanh nghiệp do đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký tên và đóng dấu
_ Bản sao một trong các loại giấy tờ: thư mời, hợp đồng ngoại thương, hợp đồng liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng cung cấp dịch vụ hoặc các chứng từ xuất nhập khẩu khác (L/C, vận đơn, tờ khai hải quan, hóa đơn thanh toán) không quá 01 năm tính đến thời điểm xin cấp thẻ ABTC với các đối tác thuộc nền kinh tế thành viên APEC tham gia chương trình thẻ ABTC (kèm bản chính các giấy tờ trên để đối chiếu). Nếu các văn bản bằng tiếng nước ngoài phải có bản dịch tiếng Việt kèm theo;
_ Bản sao hộ chiếu;
_ Bản sao quyết định bổ nhiệm chức vụ;
_ Bản sao sổ Bảo hiểm xã hội;
_ Thời gian cấp: 10 ngày làm việc
_ Mang theo bản chính để đối chiếu nếu là bản sao không có sao y chứng thực.
_ Lệ phí (nếu có):Thẻ ABTC cấp lần đầu: 1.200.000 đ (một triệu hai trăm nghìn đồng). Lưu ý chi phí để làm thẻ APEC này doanh nghiệp phải chờ đợi rất lâu, đi lại nhiều lần để hoàn thiện hồ sơ. Thời gian lâu nhất là 6 tháng kể từ khi hoàn tất hồ sơ


Các khuyến cáo liên quan đến thẻ ABTC:
_ Khi sử dụng thẻ ABTC bạn nên nhập cảnh đúng với mục đích kinh doanh theo quy định vì vậy bạn cần phải có địa chỉ làm việc của các cơ quan đối tác, các hợp đồng kinh doanh
_ Mặt khác khi được hỏi về mục đích nhập cảnh, bạn phải trả lời  mục đích chuyến đi là kinh doanh và không trả lời các mục đích khác như: du lịch, thăm thân, thăm quan…có thể bạn bị các cơ quan chức nhập cư nước sở tại đề nghị xin thị thực mới để phù hợp với mục đich chuyến đi
_ Bạn nên lưu trú đúng với thời hạn cho phép. Trong trường hợp bạn ở lại quá thời hạn cho phép,cơ quan nước sở tại có quyền tịch thu lại thẻ của bạn và trục xuất bạn ra khỏi nước họ
_ Thực tế một số nước đã đề nghị can thiệp về việc sử dụng thẻ ABTC để ở lại quá thời hạn.Vì vậy bạn nên sử dụng thẻ ABTC đúng với các quy định và mục tiêu của thẻ này

Bài viết được nhân viên của công ty vietnamvisarush.org phỏng theo website lanhsuvietnam.gov.vn (Theo quy định tại Quyết định 05/2014/QĐ-UBND ngày 17/01/2014 của Ủy ban nhân dân thành phố). Công ty vietnamvisarush.org là công ty chuyên làm thị thực khẩn cho khách nước ngoài vào Việt Nam để hợp tác, kinh doanh, du lịch, thăm người thân,…Tất cả các vấn đề về việc xin thị thực khẩn từ nước ngoài về Việt Nam công ty đều có thể giúp đỡ cho các bạn khi các bạn có nhu cầu

Hướng dẫn xin thị thực vào Việt Nam là thông tin mà bất cứ du khách nước ngoài nào vào Việt Nam đều cần phải biết. Nếu sau khi đọc xong, các bạn có bất kỳ thắc mắc vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi